QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (điều 15 Bộ luật lao động năm 2012).

1.Hình thức hợp đồng lao động: căn cứ vào điều 16 Hợp đồng lao động quy định:

2.Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

3.Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Như vậy, đối với các hợp đồng lao động trên 03 tháng thì phải giao kết bằng văn bản.

2.Nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động:

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

3.Các loại hợp đồng lao động: căn cứ theo khoản 2 điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì có 03 loại như sau:1Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

1.Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

3. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Lưu ý: Khi ký hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. và không được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành (điều 163 Bộ luật lao động năm 2012)

Ngoài ra tại điều 21 Bộ luật lao động quy định thêm như sau:

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ

4.Các điều bị cấm khi giao kết hợp đồng lao động:

Căn cứ điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động không được có các hành vi sau:

Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Ngoài ra tại điều 8 Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định các điều cấm như sau:

1.Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2.Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3.Cưỡng bức lao động.

4.Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5.Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6.Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7.Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Bộ luật lao động 2012 được ban hành và có hiệu lực từ 01/5/2013 thì đã có nhiều tiến bộ, khắc phục được một số bất cập trong Bộ luật lao động năm 1994, cụ thể hóa những điều cấm người sử dụng lao động trong việc ký kết hợp, thực hiện hợp đồng lao động.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, để đảm bảo cho các quy định của Bộ luật lao động được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Ngày 07/10/2015 ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

Do đó, người lao động trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng lao động mà phát hiện doanh nghiệp có một trong các vi phạm nêu trên thì có thể báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xử lý.

Như vậy, trên đây là một số quy định chung liên quan đến hợp đồng lao động được quy định trong bộ luật lao động năm 2012, tuy nhiên để thực hiện hợp đồng lao động thì còn nhiều quy định chi tiết hướng dẫn có liên quan ví dụ như: nội dung hợp đồng lao động, thời gian thử việc, quy định về lương, quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi…trong phạm vi bài viết này tôi chỉ nói về các quy định chung về hợp đồng lao động.

 

Xem toàn văn Luật Lao động 2012 Click đây.

Download Luật Lao Động 2012 Click đây.